Cơ chế soạn lập ngân sách truyền thống
Cơ chế soạn lập ngân sách truyền thống: Đó là các thông lệ hay thủ tục do Chính phủ quy định để quyết định về lượng tiền chi ra cân đối giữa thu và chi ngân sách, và phân bổ ngân sách đã cân đối cho các hoạt động và tổ chức công cộng.
Việc soạn lập ngân sách thường được thưc hiện theo hai quy trình:
- Quy trình từ trên xuống bao gồm: (i) xác định tổng nguồn lực có thể chi tiêu trong kỳ ngân sách (dựa trên khuôn khổ kinh tế vĩ mô hợp lí); (ii) xác định các hạn mức chi tiêu cho các ngành và địa phương tương ứng với thứ tự ưu tiên của Chính phủ;
- Quy trình từ dưới lên bao gồm: việc các ngành và địa phương hoạch định và dự trù kinh phí cho các chương trình chi tiêu của mình trong kỳ ngân sách và trong khuôn khổ hạn mức chi tiêu đã được phân bổ
Hai quy trình này được thực hiện đan xem nhau thông qua hàng loạt các lần đàm phán và tổng hợp ngân sách giữa cơ quan phân bổ trung ương và các đơn vị cấp dưới cho đến khi đạt được sự nhất trí giữa các bên.
TRÌNH TỰ SOẠN LẬP NGÂN SÁCH
- Xây dựng một khuông khổ kinh tế vĩ mô;
- Soạn thảo thông tư hay thông báo về ngân sách, trong đó quy định rõ các mức trần chi tiêu cho từng ngành và hướng dẫn việc soạn lập ngân sách của ngành;
- Các bộ, ngành và địa phương dự thảo ngân sách dựa trên văn bản hướng dẫn đó;
- Đàm phán ngân sách giữa các bộ, ngành và địa phương với Bộ Tài Chính;
- Chính phủ và các cơ quan chức năng ở trung ương hoàn tất lần cuối dự thảo ngân sách và trình Quốc hội;
- Quốc hội thông quan ngân sách hàng năm
NHƯỢC ĐIỂM CỦA CƠ CHẾ SOẠN LẬP NGÂN SÁCH TRUYỀN THỐNG
- Tách rời giữa chính sách, việc lập kế hoạch và lập ngân sách.
- Không đảm bảo tính kế thừa giữa kế hoạch và ngân sách các năm.
- Quá trình lập ngân sách truyền thống thường phát sinh hiện tượng dự toán theo kiểu điều chỉnh tăng dần.
- Việc đàm phán giữa các bộ, ngành và địa phương với Bộ Tài Chính thiếu một cơ sở minh bạch.
- Ngân sách truyền thống tách roài giữa chi thường xuyên và chi đầu tư.
XEM THÊM
page revision: 2, last edited: 01 Apr 2009 03:42