Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Tác động của xuất khẩu sản phẩm thô đến phát triển kinh tế

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu tho là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng. Chiến lược này chủ yếu được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Như khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao động tương ứng đã được huy động.

Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chăn nuôi, trông cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những nhành này là sự phát triển chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su… Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”, ví dụ như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này. Tác động của “mối liên hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối quan hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Vấn đề này chúng ta đã phân tích khi nghiên cứu về vai trò của TNTN và biết rằng đối với hầu hết các nước quá trình tích lũy vốn lâu dài, gian khổ và đặc biệt khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn. Đối với Việt Nam xuất khẩu thô thời gian qua cũng có những đóng góp đán kể chjo nguồn tích lũy của đất nước. Là một nước nghèo và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghiệp.


Trở ngại đối với sự phát triển dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Một số nhà kinh tế và nhiều nhà lãnh đạo các nước đang phát triển cho rằng các mặt hàng xuất khẩu thô (trừ dầu mỏ) là không thể thực sự thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Các lý do chủ yếu được nêu ra như sau:

  • Trở ngại do cung – cầu sản phẩm thô không ổn định

- Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ chế có nguồn gốc chủ tếu từ ngành công nghiệp và khai khoáng, đầy là những ngành mà điều kiện sản xuất cũng như kết quả của sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí hậy. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sản phẩm thô tăng nhanh và nược lại thì sản lượng giảm.

- Cầu sản phẩm thô biến động do hai nguyên nhân cơ bản: thứ nhất do xu hướng biến động về cầu sản phẩm thô được xác định trong quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engel (đã đề cập ở chương II). Quy luật này xác định xu hướng tiêu dùng lương thực thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập. Ở các nước công nghiệp phát triển , mức tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ xấp cỉ ½ mức tăng thu nhập. Quy luật này làm cho sản phẩm thô có xu hướng giảm.

Nguyên nhân thứ hai là do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ: sự thay đổi công nghệ trong công nghiệp chế biến làm cho lượng tiêu hoa nguyên nhiên vật liệu có xu hướng giảm, mặt khác sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu nhân tạo, như cao su, nhựa, nilon, giả da…Những nguyên nhân này cũng dẫn đến xu hướng giảm nhu cầu về sản phẩm thô.

  • Trở ngại do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ
  • Trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động

Khi cung - cầu và giá cả sản phẩm thô biến động tất yếu dẫn đến mức thu nhập biến động. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của sự bất ổn định là do cung hàng xuất khẩu thô (vì sản lượng không ổn định nên các cơ sở nhập khẩu phải tìm cách chống lại sự mất ổn định này) nhưng sự biến động của cung lại ảnh hưởng đến thu nhập ít hơn sự biến động của cầu

Để mô tả sự tác động do biến động của cung - cầu sản phẩm nhô đến thu nhập do xuất khẩu sản phẩm thô đưa lại, cần đưa ra nhận xét về độ co dãn của sản phẩm này. Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên có thể thấy rằng đối với các nước công nghiệp phát triển, nơi nhận đại bộ phận sản phẩm thô xuất khẩu, đô co giãn của cầu là thấp, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu. Ngược lại cung sản phẩm thô của các nước đang phát triển lại có độ co giãn cao

TNvaA-DXKtho.jpg

Giải pháp khắc phục trở ngại

  • Giải pháp "trật tự kinh tế quốc tế mới"

Nội dung: hình thành các tổ chức để có thể khống chế đại bộ phận lượng cung trên thị trường

Thực chất: ổn định D-S và tăng giá sản phẩm thô trên thị trường

  • Giải pháp "kho đệm dự trữ quốc tế"

Nội dung: hình thành quỹ chung giữa các nước XNK sản phẩm thô và một hệ thống kho hàng để ổn định D-S và tăng giá.

Cơ chế hoạt động:
- Khi Giá TT tăng thì sẽ bán hàng của của kho dự trữ nhằm tạo cung giả để đẩy giá xuống
- Khi giá TT giảm thì sẽ mua vào nhằm tạo cầu giả để đẩy giá lên

Thực tế:
Khi hàng hóa vào kho đệm vô hình dung đã khiến cho chi phí tăng lên và giá sẽ cao hơn
Công tác dự báo giá cả → khó khăn


Thể loại: Cần bổ sung

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License