Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là quyền sở hữu tư nhân đối với phương tiện sản xuất, quyền tự do kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp, và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế đặc trưng của CNTB.
Bất kỳ xã hội nào thì vấn đề phân phối phúc lợi xã hội cũng không đảm bảo công bằng hoàn toàn.Và ở Mỹ thì càng không công bằng khi mà ở đó “đây là nơi ai phù hợp nhât thì tồn tại, còn ai yếu nhất sẽ bị loại ra”.Vì vậy không thể kết luận nguyên nhân của phân phối bất bình đẳng phúc lợi xã hội là sự dân chủ tồn tại trong xã hội tại Mỹ.
Tuy vậy,ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷXX, có một số lượng lớn người châu Á nhập cư vào Mỹ, và rất nhiều người nhập cư Mỹ Latinh đến vào những năm sau đó. mặc dù nước Mỹ đã trải qua một vài thời kỳ thất nghiệp cao và những thời kỳ khác thiếu cung về lao động, nhưng khi có rất nhiều việc làm thì người nhập cư lại có xu hướng đến đây. Họ thường sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn đôi chút so với lương lao động có văn hoá; và họ nhìn chung đều phát đạt, kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với ở quê hương.
Người Mỹ tin rằng khi các nguồn lực kinh tế được giải phóng, cung và cầu sẽ xác định giá cả của hàng hóa và dịch vụ. đến lượt nó, giá cả sẽ mách bảo các doanh nghiệp nên sản xuất cái gì; nếu mọi người muốn một loại hàng hóa đặc biệt nào đó nhiều hơn lượng cung của nền kinh tế thì giá hàng hóa đó sẽ tăng lên. điều này thu hút sự chú ý của các công ty khác hoặc các công ty mới, những công ty này cảm thấy có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận và bắt đầu sản xuất hàng hóa này nhiều hơn. ngược lại, nếu mọi người có cầu ít hơn về một loại hàng hóa nào đó thì giá của nó sẽ giảm đi và các nhà sản xuất có ít khả năng cạnh tranh sẽ ngừng kinh doanh hoặc tiến hành sản xuất loại hàng hóa khác. một hệ thống kinh tế như vậy được gọi là nền kinh tế thị trường.
Người Mỹ luôn tin rằng một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân. chẳng hạn, chính phủ mỹ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các hoạt động về tư pháp, giáo dục (mặc dù có rất nhiều trường học và trung tâm đào tạo tư nhân), hệ thống đường giao thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng. hơn nữa, chính phủ cũng thường được yêu cầu can thiệp vào nền kinh tế để điều chỉnh những tình huống mà ở đó hệ thống giá cả không hoạt động. ví dụ, chính phủ điều tiết các nhà “độc quyền tự nhiên”, và sử dụng luật chống độc quyền để kiểm soát hoặc ngăn chặn các tổ hợp kinh doanh trở nên quá mạnh đến mức chúng có thể chế ngự các lực lượng thị trường.
Chính phủ cung cấp phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp cho những người không có khả năng tự trang trải, do họ gặp rủi ro trong cuộc sống cá nhân hoặc bị mất việc làm bởi biến động kinh tế đột ngột; nó thanh toán hầu hết chi phí chăm sóc y tế cho người già và những người sống trong cảnh nghèo nàn; chính phủ điều tiết ngành công nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí và nước; cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên tai.
Chính phủ trợ giúp các cá nhân không đủ khả năng tự chăm lo cho chính mình. an sinh xã hội, chương trình được cấp tài chính từ khoản đóng thuế của chủ doanh nghiệp và người lao động.
Dù trong trường hợp nào, một điều rất rõ ràng là hệ thống kinh tế của Mỹ không phân phối công bằng của cải làm ra. theo viện chính sách kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại washington, năm 1997, một phần năm số gia đình Mỹ giàu nhất chiếm tới 47,2% thu nhập quốc dân. ngược lại, một phần năm số gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập quốc dân, và 40% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 14% thu nhập quốc dân.