Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản là một nước bại trận. Nền kinh tế bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Nhật bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa nhà nước định hướng. Trong khi một số nước công nghiệp khác như Mĩ thì lại thu được rất nhiều lợi ích từ chiến tranh.
Để nhìn thấy được sự phát triển nền kinh tế của Nhật Bản thì không cóp mô hình nào minh họa tốt hơn ba quốc gia khổng lồ là Mĩ Đưc và nhật. Đây là những quốc gia có một nền công nghiệp hết sức phát triển.
Mỹ được chèo lái bởi một thị trường thuần khiết hơn hai nước kia. Đó là nền kinh tế thị trường tự do. Ở Mĩ tồn tại nhiều sở hữu đối với công ty về mua và bán, người công nhân bị quẳng ra thị trường một cách tùy tiện như những hàng hóa để tìm cơ may trên thị trường việc làm, còn hai nước kia thì không.
Đức được coi là nền kinh tế thị trường xã hội. Đức thực thi một chủ nghĩa tư bản có ý thức rằng cùng với tư bản chủ nghĩa vốn có của nó thì nó cần có những chương trình bảo hiểm xã hội cho công dân của Đức.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển. Chính phủ Nhật không có bộ phận hành động tương tự như ở Mỹ, nhưng không nước nào có chương trình phúc lợi xã hội rộng rãi như Nhật. Nhật Bản đề cao mục tiêu quốc gia bằng sự vận động và phát triển ngay trong bản thân kết cấu công nghiệp và kết cấu kinh tế. Nhật nhấn mạnh đến thị trường như một nguồn tăng trưởng chứ không phải là một nguồn tạo ra hiệu quả ngắn hạn.
Ví dụ chính sách mậu dịch ở Mỹ nằm trong tay ít nhất của 6 quan chức nội các và nhiều Ủy ban Quốc hội trong khi Nhật và Đức thì xử lý một cách hợp lý hơn trong phạm vi ngành ahnhf pơhaps với sự tham dự rất ít của nghị viện. Điều tiết hệ thống tài chính của Mỹ nằm dưới sự giám sát của hệ thống dự trữ liên bang, công ty Bảo hiểm tài khoản liên bang, Cục kiểm toán, Ủy ban chứng khoán và hối đoái – không một cơ quan nào trong số này chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ở Nhật chỉ có một cơ quan điều tiết đó là Bộ Tài Chính. Ở Đức đó là Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Trung Ương chia sẻ trách nhiệm rõ rệt.
Nhật và Đức không chỉ có cách nhìn vai trò của chính phủ tích cực hơn Mĩ mà khu vực tư nhân của họ cũng được tổ chức tốt hơn.
Trong công nghiệp, Nhật Bản có những hội đồng thương nghị, hội đồng tư vấn của nội các. Nhiều hội đồng tư vấn thường trực trong khu vực tư nhân có liên hệ thường xuyên với cấc cơ quan chính phủ. Vấn đề cơ bản được quan tâm bao giờ cũng là làm sao tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh lớn hơn trên thị trường thế giới.
Khu vực tư nhân được tổ chức tốt hơn đó chính là động lực căn bản thực hiện những chính sách cộng đồng tại Đức. Sự liên hệ chặt chẽ giữa tài chính và công nghiệp ở Đức tạo ra sức mạnh cho nền công nghiệp của Đức.
Kể từ cuối nhũng năm 50 của thế kỷ XX Mỹ nhấn mạnh đến việc xây dựng một tổ hợp công nghiệp quân sự. Một chiến lượt khác mà Mỹ theo đuổi các ngành ốm yếu. Ví dụ những năm 80 nó tạo ra sức ép để Nhật Bản hạn chế xuất khẩu xe hơi sang Mỹ bằng các chính sách thuế quan và phi thuế quan.
Nhật Bản lại xem chính sách công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảm sự tăng trưởng và bền vững. Đối với các ngành then chốt thì cấm sự xâm nhập của các công ty nước ngoài nhưng những công ty trong nước thì cạnh tranh với nhau một cách quyết liệt. Tưc đó làm cho thị trường Nhật trở thành một phòng thí nghiệm sản phẩm.
Đức có thái độ đối với chính sách công nghiệp mạnh mẽ và vững chắc. Đức đạt dược những nhưng thành tưụ tốt hơn Mĩ trong việc xử lý những ngành công nghiệp đang xuống dốc.