Về mặt khách quan, do tính đồng nhất của lực lượng sản xuất xã hội mà hai phương thức này dựa vào nhau để tồn tại, vì thế trên một số phương diện nào đó có một số điểm giống nhau:
- Trên hình thái kinh tế cụ thể, phân phối giá trị gần như trở thành hình thức phân phối phổ biến nhất của hầu hêt các quốc gia hiện nay, tiền tệ là vật ngang giá của phân phối. Hơn nữa, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành tài chính, ngân hàng, các hình thái có giá trị như tiền, như phiếu tín dụng, chứng khoán có giá trị, v.v đã được sử dụng với hiệu quả cao trong phân phối.
- Tầng cấp phân phối, dù là nhà nước xã hội chủ nghĩa hay nhà nước tư bản chủ nghĩa, đều tồn tại phân phối thu nhập quốc dân vĩ mô và phân phối thu nhập cá nhân vi mô, tức là Nhà nước hoặc ít nhiều đều có chi phối một lượng của cải xã hội nhất định. Dù quan hệ kinh tế trong phân phối vĩ mô thể hiện không giống nhau, nhưng trên tiêu chí phân phối cơ bản đều bao gồm sự đầu tư liên quan đến kinh tế nhà nước và phát triển kĩ thuật, đầu tư vào sự nghiệp công cộng để cải thiện tình trạng giáo dục xã hội, môi trường, sức khỏe, duy trì đầu tư bảo hiểm xã hội của những người nghèo khổ v.v,
- Về cơ chế phân phối, chỉ cần thừa nhận sự tồn tại của kinh tế hàng hóa thì cơ chế phân phối thị trường sẽ phát huy tác dụng không có ngoại lệ, duy chỉ có điều trong xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội tư bản chủ nghĩa thì mức độ và phương thức tác dụng của cơ chế phân phối thị trường là có sự khác nhau. Cũng như vậy, sản xuất lớn xã hội hóa về khách quan đòi hỏi phải tiến hành điều tiết một cách tất yếu đối với phân phối, còn nhà nước tư bản chủ nghĩa vẫn thực hiện một cách bị động và cục bộ đối với kế hoạch, nhưng tác dụng của cơ chế phân phối theo kế hoạch rút cuộc vẫn tồn tại một cách khách quan.
- Cấu thành của thu nhập cá nhân đều do ba bộ phận hợp thành.
- Một là, tư liệu sinh tồn, tức là tư liệu sinh hoạt vật chất thõa mãn nhu cầu cá nhân người lao động và gia đình của họ để duy trì sự sinh tồn và kéo dài đến đời sau.
- Hai là, tư liệu phát triển tức là tư liệu vật chất nhằm thõa mãn nhu cầu phát triển thể lực, trí lực và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học của các thành viên xã hội như chi phí về giáo dục và đào tạo v.v,
- Ba là, tư liệu hưởng thụ là những chi phí tiêu dùng vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do nhu cầu hưởng thụ về khoa học, văn hóa và văn nghệ như xem kịch, chỉnh hình, du lịch v.v., của người ta sau khi nhu cầu sinh tồn đã được thõa mãn.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, số lượng tuyệt đối và chất lượng cấu thành phân phối thu nhập cá nhân cũng có chiều hướng gia tăng và nâng cao. Đó là kết quả mang tính xã hội của sự tiến bộ của lực lượng sản xuât. Nhưng trong quá trình thay đổi cụ thể nó còn chịu ảnh hưởng của nhân tố đạo đức, lịch sử cảu một quốc gia, vì thế không thể chỉ dựa vào một điểm này để đánh giá một cách giản đơn chế độ của một xã hội nào ưu việt hơn.
Phương thức phân phối xã hội chủ nghĩa và phương thức phân phối tư bản chủ nghĩa được vận hành dưới hai chế độ xã hội khac nhau về căn bản, quan hệ kinh tế mà chúng thể hiện cũng khác nhau về bản chất. Sự khác nhau này được thể hiện ở ba nội dung sau đây:
- Phương thức phân phối xã hội dựa trên cơ sở chế độ sở hữu khác nhau. Phương thức phân phối tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản là người sở hữu tưu liệu sản xuất, sức lao động cùng với tư liệu sản xuất được đưa vào quỹ đạo phân phối của yếu tố tư bản thị trường. Người lao động hễ bước vào quá trình sản xuất tư bản, liền trở thành người nơm nớp lo sợ, e dè không dám tiến lên, như là bị đem bán da thịt của mình trên thị trường, chỉ có một tiền đồ- để cho người khác giày vò. Người lao động mất quyền phân phối đối với sản phẩm do mình sáng tạo ra, còn nhà tư bản không những quyết định phân phối sản phẩm như thế nào, mà còn quyết định chiếm không sản phẩm thặng dư. Đủ thấy, phương thức phân phối tư bản chủ nghĩa đã thể hiện mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê. Cơ sở kinh tế của phương thức phân phối xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu tư liệu sản xuất. Người lao động trở thành người sở hữu chung tư liệu sản xuất, đồng thời cũng là chủ nhân sản xuất và phân phối sản phẩm. Việc phân phối những sản phẩm tất yếu do lao động sáng tạo ra là đê thõa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất, văn hóa trước mắt của cá nhân lao động và gia đình của họ. Phân phối sản phẩm thặng dư dùng để thõa mãn nhu cầu nâng cao trình độ vật chất, văn hóa lâu dài cuat toàn bộ nhân dân. Quan hệ bóc lột xã hội bị xóa bỏ, phân phối xã hội chủ nghĩa đã thể hiện sự thống nhất lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân, thể hiện sự phát triển hài hòa giưã lợi ích chung và lợi ích lâu dài của người lao động.
- Sự khác biệt về nguyên tắc cơ bản của phân phối. Trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, bóc lột tồn tại phổ biến , phân phối thu nhập thường theo nguyên tắc phân phối theo vốn. Dựa vào nguyên tắc phân phối theo vốn, phân phối thu nhập chia thành hai phần: Một phần là thu nhập theo vốn, gồm vốn tiền tệ do nhà nước tư bản ứng ra, vốn tư liệu sản xuất, vốn ruộng đất v. ..Hình thái thu nhập theo vốn gồm lợi nhuận, lợi tức, lãi cổ phần, địa tô v.v..Thu nhập theo vốn chiếm một phần khá lớn trong phân phối thu nhập quốc dân. Một phần khác là thu nhập cá nhân của người lao động. Phần thu nhập này là hình thức chuyển hóa của giá trị sức lao động, tức là sản phẩm thặng dư. Nhà tư bản chưa bao giờ từ bỏ việc chiếm đoạt giá trị thặng dư. Nhày nay, nhiều sản phẩm thặng dư mà người lao động thu được từ phân phối vĩ mô của nhà nước tư bản chủ nghĩa dưới các dạng đãi ngộ phúc lợi xã hội nào đó, cũng đều là kết quả của sự đấu tranh không mệt mỏi của giai cấp công nhân, nhưng cuối cũng vẫn không vượt quá phạm vi mà phân phối theo vốn cho phép. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, người lao động tiến hành lao động bình đẳng, trao đổi bình đẳng, bất kì người nào không thể dựa vào đặc quyền về tư liệu sản xuất thuộc sở hữu công cộng để chiểm lấy thành quả lao động thặng dư của người khác. Trong phân phối thu nhập cá nhân, kết quả lao động của người lao động là thước đo cơ bản nhất, vì vậy, phân phối thu nhập xã hội chủ nghĩa cần phải thực hiện nguyên tắc cơ bản là phân phối theo lao động. Tất nhiên, trong một giai đoạn nào đó của sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa, đẻ thích ứng với nhiều tầng cấp của trình độ lực lượng sản xuất, dưới tiền đề lấy nguyên tắc phân phối theo lao động làm chủ thể, cho phép nhiều phương thức phân phối cùng tồn tại, nhưng trên tổng thể, phân phối theo lao động vẫn là đặc trưng cơ bản của phân phối xã hội chủ nghĩa.
- Sự khác biệt về kết quả cuối cùng của phân phối. Sự bất bình đẳng của phân phối tư bản chủ nghĩa tạo thành mức chênh lệch giàu nghèo quá lớn, làm cho sự phân biệt giàu có và nghèo khổ được tích lũy trên hai cực; một cực là những triệu phú, tỉ phú với số lượng ít ỏi trên đỉnh “ bảo tháp “ xã hội ; một cực là tầng lớp người lao động có thu nhập thấp với số lượng đông đảo và một số người ở tầng đáy của xã hội sống dưosi mức nghèo khổ. Mục tiêu cuối cùng của phân phối xã hội chủ nghĩa là thực hiện cùng giàu có. Tuy nhiên trong tiến trình thực hiện mục tiêu này có sự khuyến khích một số người, một số vùng làm giàu trước, nhưng về bản chất chính sách này cũng khuyến khích lao động để lao giàu, để thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, trên cơ sở đó đạt tới việc cùng giàu có chứ không phải là tạo nên sự phân hóa hai cực. Đồng thời, với việc khuyến khích một số người giàu trước, cũng thực hiện những chính sách đối với khu vực kihn tế lạc hậu. Chẳng hạn như dành một số quyền ưu đãi nào đó và giúp đỡ về vật chất, kĩ thuật cần thiết, thực hiện cứu tế xã hội đối với những người già yếu, bệnh tật, thiếu khả năng lao động ; có sự điều tiết cần thiết để ngăn ngừa mức chênh lệch quá lớn về thu nhập của cán bộ, công nhân viên do điều kiện khách quan khác nhau tạo nên. Khắc phục và điều chỉnh hiện tượng phân phối xã hội không công bằng, đấu tranh và trừng phạt cần thiết đối với một số ít hiện tượng thu lợi phi pháp làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của người khác. Những điều đó đều là sựu bảo đảm cho phân phối xã hội chủ nghĩa, lam cho toàn thể nhân dân từng bước đi tới cùng giàu có.