Hệ thống kinh tế chủ nghĩa tư bản

Capitallism's Economic System


THỂ CHẾ CỦA CNTB

  • Sở hữu tư nhân: Xác lập quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Quyền sở hữu tài sản được giới hạn bởi các hoạt động của các nhóm xã hội hoặc tổ chức chính phủ
  • Động lực lợi nhuận: Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp theo yêu cầu của thị trường và động lực kiếm lợi nhuận của các doanh nhân. CNTB sử dụng lợi nhuận để kiểm tra xem cái gì cần phải được sản xuất và sản xuất bao nhiêu
  • Hệ thống giá cả
    • Giá cả xác định số lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ sản xuất và hình thức phân phối
    • Cơ chế giá cả: thông qua cơ chế giá cả các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm
    • Xác định giá cả: cân bằng cung và cầu sản phẩm sẽ xác định giá cả
  • Chủ nghĩa tự do của doanh nghiệp: Tự do lựa chọn sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mà luật pháp không cấm
  • Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh sẽ tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn và nguồn lực, khuyến khích đổi mới sản phẩm và giảm chi phí dài hạn, tạo ra phân phối thu nhập thực tế hợp lý và cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm
  • Chủ nghĩa cá nhân: Chủ quyền cá nhân bao gồm yếu tố cạnh tranh do đó đảm bảo thành công thông qua quá trình phát triển liên tục. Chủ nghĩa cá nhân liên quan tới bình đẳng về cơ hội
  • Chủ quyền của khách hàng: Khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm để tiêu dùng, người sản xuất thỏa mãn người tiêu dùng thông qua thị trường. Tự do lựa chọn liên quan tới chủ quyền của khách hàng và nền kinh tế tự do kinh doanh
  • Đạo đức làm việc của Đạo Tin Lành: Người làm việc tích cực sẽ được hưởng thành quả của lao động mình bỏ ra. Tiết kiệm sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
  • Chính phủ bị giới hạn: Tự do kinh doanh giả thiết các các nhân có thể điều chỉnh lợi ích của họ hợp lý và tốt hơn chính phủ. Do đó trong nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa Chính phủ cần phải giới hạn hoạt động của mình trong một số các chức năng chung có lợi cho mọi công dân, không kiểm soát hoặc can thiệp vào hoạt động kinh tế của các cá nhân. Chính phủ tập trung vào việc duy trì hệ thống pháp luật, quân đội, quan hệ ngoại giao, và các công việc khác như xây dựng đường xá, trường học và công trình công cộng

PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG NỀN KINH TẾ TBCN

Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường dựa trên cơ chế giá cả (kỹ năng cao có thu nhập cao, kỹ năng thấp có thu nhập thấp).


TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG CNTB

Phần lớn nguồn tiết kiệm từ khu vực tư nhân. Tiết kiệm bao gồm tiết kiệm tự nguyện để chi tiêu khi có việc đột xuất hoặc tạo sự giàu có, tiết kiệm không tự nguyện khi các công ty để lại lợi nhuận không chia và tiết kiệm không tự nguyện khi chính phủ đánh thuế. Tiết kiệm để hình thành vốn đầu tư. vốn đầu tư hoạt động thông qua cơ chế thị trường (mối quan hệ giữa lãi suất và cầu đầu tư). Các ngân hàng đầu tư giữ vai trò trung gian giữa người tiết kiệm và người vay


NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CNTB THUẦN TÚY

Vì CNTB thuần túy tạo ra sự bất bình đẳng lớn về thu nhập nên nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế hỗn hợp

Vai trò của chính phủ trong việc điều tiết thu nhập

Hạn chế cạnh tranh: Chính phủ can thiệp thông qua trợ cấp, bảo hộ để giảm cạnh tranh với nước ngoài. Các doanh nghiệp hình thành các cartel, tờ-rớt để chống cạnh tranh. Người lao động tham gia liên đoàn lao động để tránh cạnh tranh cá nhân

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License