Kho đệm dự trữ quốc tế

Tiếp theo Nghị quyết về “Trật tự kinh tế quốc tế mới”, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển ra “Chương trình tổng hợp về hàng hóa”. Theo chương trình này, cả hai bên các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Quỹ này được dùng để mua hàng hóa dự trữ, gọi là “kho đệm dự trữ quốc tế” nhằm ổn định giá của 18 mặt hàng, trong số những hàng quan trọng nhất của các nước đang phát triển: chuối, ca cao, cà phê, đường, chè, thịt, dầu thực vật, bông sợi, cao su, đay, gỗ xẻ, bô xít, đồng, quặng, phốt phát, măng gan và thiếc.

Khó khăn của hình thức này là ở chỗ, để ổn định giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới cần phải có một sự chỉ huy tập trung: một công ty lớn, một tổ chức tư nhân, một nhóm nước xuất khẩu hay một cơ quan quốc tế đứng ra chỉ huy việc can thiệt vào thị trường. Tổ chức này sẽ ra các quyết định về việc mua hàng vào khi giá giảm và bán hàng từ kho đệm khi giá tăng. Vấn đề cơ bản nhất là người quản lý kho đệm phải có dự đoán đúng hướng sự diễn biến dài hạn của giá hàng, vì chức năng can thiệp của họ là nhằm làm xu hướng biến động của giá.

Một khó khăn khác của hình thức này là nhiều khi không có thông tin đầy đủ từ kho đệm đến sản xuất, làm cho những người sản xuất nhận được tín hiệu không đúng về cung – cầu sản phẩm.

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License