Phát triển bền vững

Sustainable Development


Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ cao, người ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra.

Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện.

Năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là "… Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển.

Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: Tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chỉ để đáng giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Đảng Cộng Sản Việt nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010: "Phát triển bền nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường", gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.



Xem thêm:



Liên kết ngoài

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License