Thuế

Taxation


Thuế là những khoản chuyển giao bắt buộc về thu nhập vủa các tổ chức kinh tế và cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định nhằm sử dụng chung cho nhu cầu chủa Nhà nước và xã hội


NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ

1. Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán

Nguyên tắc lợi ích: Nên đánh thuế các cá nhân tỉ lệ theo mức lợi ích mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. → phản ánh tính hiệu quả

  • Lợi thế: nếu được áp dụng thành công thì nó sẽ gắn được chi phí của mỗi đơn vị hàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ cung cấp với mức lợi ích biên của những hàng hóa dịch vụ đó. Nếu giá thuế trả cho mỗi đơn vị hàng hóa công cộng đều phản ánh được lợi ích biên mà mỗi người đóng thuế nhận được, điều đó sẽ khiến các cá nhân lựa chọn và tiêu dùng một lượng hiệu quả về hàng hóa công cộng.
  • khó khăn: trong việc xác định lợi ích riêng biệt mà cá nhân nhận được (tính không loại trừ của hàng hóa công cộng). Trong một số trường hợp, lợi ích từ các hàng hóa mà CP cung cấp thường có mối quan hệ với hàng hóa nào đó, mà cường độ của hoạt động kinh tế này có thể phản ánh tương đối tốt cho lợi ích mà các cá nhân nhận được → CP áp dụng nguyên tắc lợi ích đánh thuế vào hoạt động kinh tế đó. VD: đánh thuế xăng dầu để lấy kinh phí tài trợ cho việc xây dựng và bảo dưỡng đường xá, thu lệ phí cầu đường.

Nguyên tắc khả năng thanh toán: Thuế mà người dân phải đóng tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thu nhập và của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơn thì sẽ có nghĩa vụ nộp thế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp → phản ánh tính công bằng

VD: xây dựng cầu đường từ nguồn thu thuế thu nhập cá nhân.

→ Không phụ thuộc vào lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ của Chính phủ.

→ Thông thường CP coi khả năng thanh toán của các cá nhân thay đổi tùy theo thu nhập.

Để thực hiện môt hệ thống thuế theo nguyên tắc này, cần phải có một sự nhất trí chung từ đầu là việc phân chia gánh nặng thuế thế nào được coi là công bằng.

2. Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc

  • Công bằng ngang: các cá nhân có năng lực kinh tế như nhau thì phải chịu thuế như nhau.
  • Công bằng dọc: Những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽ phải trả những mức thuế khác nhau.

(Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nào được coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ)


PHÂN LOẠI THUẾ

Theo tính chất:

  • Thuế trực thu: loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanh nghiệp
    • Ưu điểm: dễ xác định phù hợp với hoàn cảnh của các cá nhân (số người trong gia đình, thu nhập, tuổi tác…)
    • VD: thuế thu nhập, thuế thu nhập DN…
  • Thuế gián thu: thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếp vào các cá nhân
  • Ưu điểm: dễ thu hơn và chi phí vận hành hệ thống thuế ít tốn kém hơn
  • VD: thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, thuế nhập khẩu, thuế tài sản…

Theo mức độ:

Lưu ý: Thuế suất dùng để căn cứ phân loại là Thuế suất trung bình chứ không phải Thuế suất biên

Thuế suất trung bình (ATR – average tax rate): tỉ số giữa tổng số tiền thuế phải trả chi cho giá trị bằng tiền của cơ sở tính thuế.
ATR = [tổng số tiền thuế phải trả] / [giá trị của cơ sở tính thuế]

* Thuế suất biên (MTR – marginal tax rate): doanh thu thuế thu được thêm trên giá trị tăng thêm của cơ sở tính thuế khi cơ sở tính thuế tăng lên (MTR = Δ[Tổng số tiền thuế phải trả] / Δ[giá trị của cơ sở tính thuế])

  • Thuế lũy tiến: là loại thuế mà ATR tăng lên khi giá trị cơ sở tính thuế tăng lên. Vậy thuế suất biên lớn hơn thuế suất trung bình (MTR > ATR). Thông thường, một biểu thuế lũy tiến thường bao gồm nhiều thuế suất biên khác nhau, mỗi thuế suất được áp dụng cho các mức thu nhập nằm trong một giới hạn nhất định mà người ta gọi là “khoang thuế”
  • Thuế lũy thoái: ATR giảm khi giá trị cơ sở tính thuế tăng lên. Tức là thuế suất trung biên nhỏ hơn thuế suất trung bình (MTR < ATR)
  • Thuế tỷ lệ: ATR không thay đổi theo giá trị của cơ sở tính thuế. Tức là thuế suất biên bằng với thuế suất trung bình(ATR=MTR)


Xem thêm

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License