Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

VAI TRÒ CỦA VỐN SẢN XUẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Phân tích mô hình Harrod - Domar

Trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào cuối những năm 30 đã xuất hiện một học thuyết kinh tế mới, đó là học thuyết kinh tế của J. Maynard Keynes. Khác với tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, Keynes cho rằng, nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế là đưa mức sản lượng thực tế càng về gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt. Để có được sự chuyển dịch này thì đầu tư đóng vai trò quyết định.

Khi nghiên cứu mô hình kinh tế do hai nhà kinh tế hoạc là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đồng thời đưa ra được dựa trên tư tưởng của Keynes, chúng ta đã biết đến hệ số ICOR. Mô hình này cho rằng, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó.

Nếu gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là:

mohinhH-D.jpg

Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong đầu tư sẽ là:

tyletietkiem-s.jpg

Vì tiết kiệm là nguồn đầu tư của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It), do đó cũng có thể viết:

svaVDT.jpg

Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên It = Kt. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có:

biendoimohinhH-D.jpg

Do đó chúng ta có:

mohinhH-D.jpg

Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà mày, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư.

Cần lưu ý là tỷ số gia tăng vốn – sản lượng chỉ đo năng lực sản xuất của phần vốn tăng thêm, nó khác với tỷ số trung bình vốn – đầu ra phản ánh năng lực của toàn bộ vốn sản xuất.


Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế

Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việc làm. Khi đầu tư tằng lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng … tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Trong hình 7.1. mô tả khi đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 đến P1.

VDTtacdongdenAD.jpg

Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Trong hình 7.2. mô tả khi vốn sản xuất tăng sẽ làm cho đường tổng cung dịch chuyển từ AS0 đến AS1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0 đến P1.

Điều cần lưu ý là sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế.

VDTtacdongdenAS.jpg

Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước.

Unless otherwise stated, the content of this page is licensed under Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 License